Làm sao để niềng răng không bị đau?

Nguyên nhân khiến bạn bị đau trong khi niềng răng và các biện pháp để can thiệp giúp bạn thoải mái hơn trong quá trình điều trị

Niềng răng là một điều trị đặc biệt, không chỉ vì nó làm thay đổi “một cách kỳ diệu” vẻ thẫm mỹ, chức năng của bệnh nhân mà nó còn là sự gắn kết đặc biệt về giao tiếp xã hội giữa bệnh nhân và bác sỹ. Quan tâm đến các vấn đề của bệnh nhân, không chỉ thực thể mà còn về mặt tâm lý, đó là giải pháp căn bản nhất cho mọi sự khó chịu mà niềng răng mang đến. Ngoài những bất tiện về thẫm mỹ, giao tiếp xã hội trong quá trình niềng răng, đau là một cảm giác tồn tại, có thực và luôn khiến bệnh nhân lo lắng.

niềng răng có đau không 

Đau trong niềng răng có nguyên nhân thực sự, tùy giai đoạn, nhưng chủ yếu vẫn là do sự thay đổi của răng, dưới tác động các các lực chỉnh hình. Các lực này luôn tồn tại và cảm giác đau cũng đồng hành cùng nó. Hầu hết các bệnh nhân nghĩ rằng, đau nhất khi siết răng nhưng thực tế không phải như vậy, cảm giác đau nhiều nhất xuất hiện ngay từ đầu của quá trình niềng răng, khoảng 2 tháng đầu tiên sau điều trị. Chính vì vậy, bác sỹ hay cho rằng, 2 tháng đầu tiên này giống như “một đỉnh núi cao” mà bệnh nhân phải chinh phục.

Tại Ocare, những giải pháp giảm đau luôn được chú trọng. Không chỉ bằng các kỹ thuật hiện đại, dụng cụ, nội khoa mà còn bằng sự đồng hành của chính bác sỹ điều trị. Như đã nói, sự khác biệt giữa các bác sỹ niềng răng giỏi và giỏi hơn đó chính là sự thấu hiểu tâm lý của bệnh nhân. Do quá trình điều trị luôn gặp nhau, khoảng 1-2 tháng/lần, bác sỹ niềng răng giỏi hơn sẽ giống như một nhà tâm lý, có thể chia sẻ và giúp bệnh nhân vượt qua quá trình điều trị một cách nhẹ nhàng nhất. Và những nhân lực y tế giỏi hơn như vậy là tiêu chuẩn tại Ocare.

Có 4 can thiệp đau nhất trong niềng răng thường gặp

  1. Gắn thun tách kẽ: Công việc này nhằm giúp cho kẽ răng vùng răng cối hở ra, thuận tiện để bác sỹ gắn khâu vào răng cối. Khâu vừa có tác dụng giữ, neo chặn cho các vật liệu chỉnh hình sau này. Có nhiều cách để tách kẽ răng, nhưng tách bằng thun là đau nhất. Bạn có thể tưởng tượng khi mình mắc thức ăn vào kẽ răng, thật khó chịu. Trong khi đó, mình đặt cả một sợ thun tách kẽ dày khoảng 2mm vào kẽ răng, thì cảm giác đó hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên, chấp nhận nó như hàng triệu người khác trên thế giới đã chỉnh hình không có nghĩa là bạn phải chịu đựng nó. Bác sỹ có thể thay thế thun bằng lò xo tách kẽ, sẽ nhẹ nhàng và dễ chịu hơn. Dĩ nhiên, thuốc giảm đau cũng phải sử dụng, một vài viên thuốc sẽ giúp bạn thấy nhẹ nhàng hơn.
  2. Gắn mắc cài và sợi dây đầu tiên: Nếu chỉ gắn mắc cài, bạn sẽ thấy khó chịu chứ không đau. Nguyên nhân đau sau gắn mắc cài là do dây cung môi bắt đầu có lực. Chính những lực đầu tiên này sẽ khiến bạn đau âm ỉ, cảm giác muốn thoát khỏi nó càng mạnh mẽ. Thực ra, quá trình này sẽ êm ái hơn nếu bác sỹ gắn cho bạn một sợ dây thật nhỏ, thật đàn hồi. Với một lực “làm quen” ban đầu như vậy, bạn sẽ thấy niềng răng cũng thú vị đó chứ.
  3. Đau khi kéo lò xo, tăng lực: Một lực vừa phải sẽ không làm bạn đau. Hãy trao đổi với  bác sỹ nếu như cảm giác đau xuất hiện trong giai đoạn này. Bác sỹ không phải là bạn, không trải qua cảm giác đau như bạn, hãy nói ra với người đồng hành của bạn.
  4. Đau do khí cụ, trầy xước môi má, áp- tơ: Để trải qua, điều đầu tiên bạn nên làm là gọi cho bác sỹ, tùy trường hợp, bạn có có thuốc, hoặc một vài chiêu nào đó. Một hộp sáp cách ly mắc cài, một động tác cắt dây dư, hay đơn giản là một lời động viên. Bạn sẽ cảm thấy không hối hận khi chỉnh hình.

Đó là 4 cái khiến bạn ghét chỉnh hình nhất mà bác sỹ tổng hợp. sau tất cả, bạn hãy nghĩ về sự mới của mình sau khi chịu đựng tất cả. Và đôi khi, giai đoạn lọ lem này sẽ được đền bù nếu bạn có cố gắng. Và ít nhất sau niềng răng, bạn sẽ có một hàm răng đẹp, khỏe, một kiến thức chăm sóc răng miệng cho gia đình và một người bạn ( Đó là bác sỹ của bạn).

 Để biết thông tin, tư vấn về niềng răng bạn có thể:

Nhấn gọi Gửi Email Inbox Đặt hẹn