Nói không với thủy ngân trong nha khoa, đặc biệt là trám răng Amalgam

Amalgam còn được biết đến là “trám bạc” vì có màu giống như mảnh bạc chiếm khoảng 50% thủy ngân gây tác hại đến sức khỏe con người, do đó từ lâu nha khoa OCARE đã không còn sử dụng vật liệu trám này trong điều trị.

Amalgam là một vật liệu được dùng để hàn răng khá phổ biến, tuy nhiên, chúng chứa hàm lượng thủy ngân rất lớn, có thể gây độc hại đến không chỉ người được hàn răng mà còn cả các nhân viên y tế đang làm việc trong lĩnh vực nha khoa; không những vậy, nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường, gián tiếp ảnh hưởng tới toàn cộng đồng do thủy ngân đi từ môi trường vào chuỗi thức ăn.

Nói không với thủy ngân trong nha khoa, đặc biệt là trám răng Amalgam

Trám răng bằng Amalgam (chứa 50% thủy ngân) cần loại bỏ trong nha khoa

Việc hàn/trám răng thủy ngân hay hàn/trám răng bằng amalgam đã được sử dụng hơn 150 năm nay nhưng chúng không phải vật liệu tối ưu nhất. Chúng có những ưu điểm như chi phí hàn thấp nhất trong tất cả các loại vật liệu trám răng. Tuy nhiên, Amalgam là vật liệu trám răng kim loại nên có thể gây kích thích nhiệt độ nóng lạnh từ thức ăn, đồ uống và có thể gây kích ứng răng nướu, thậm chí phá hủy cấu trúc của răng, làm giảm tuổi thọ của răng.

Vậy nếu sử dụng Amalgam để hàn răng thì có hại như thế nào với con người?

Amalgam còn được biết đến là “trám bạc” vì có màu giống như mảnh bạc. Ban đầu, bột Amalgam là một hỗn hợp kim loại chủ yếu là bạc, ngoài ra còn đồng, thiếc và kẽm. Sau khi được trộn với thủy ngân (chiếm khoảng 50%) sẽ tạo thành hỗn hống amalgam dùng để hàn răng.

Tác hại của thủy ngân tới sức khỏe con người đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu. Loại chất này có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc mạn tính, dẫn đến một số vấn đề sức khỏe như: Giảm khả năng phòng bệnh, gây tổn thương một số cơ quan trong cơ thể như thận, gan; đặc biệt ảnh hưởng tới hệ thần kinh, gây giảm trí nhớ, trí thông minh.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kết luận rằng, amalgam nha khoa là một nguồn tiếp xúc thủy ngân quan trọng ở người trưởng thành. Các nha sĩ và nhân viên phòng khám nha khoa có thể bị phơi nhiễm với hơi thủy ngân thoát ra trong không khí trong quá trình chuẩn bị, pha trộn amalgam trước khi hàn cho bệnh nhân, và ngay cả trong quá trình hàn. Ngay cả với người không dùng amalgam nhưng làm việc ở nơi có sử dụng amalgam, thì cũng bị phơi nhiễm với hơi thủy ngân.

Việc phơi nhiễm này rất nguy hiểm với các nha sĩ, phụ tá nữ nhất là khi họ chuẩn bị mang thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú. Thủy ngân có thể đi vào cơ thể, qua nhau thai và sữa mẹ, tác động mạnh mẽ tới hệ thần kinh và các bộ phận cơ thể bào thai và trẻ nhỏ. Đây cũng có thể coi là một trong các nguyên nhân của những bệnh liên quan đến hệ thần kinh, não bộ như Alzheimer.

Với bệnh nhân, trong quá trình được hàn amalgam, nếu không được bảo hộ an toàn khoang miệng, một lượng nhỏ hơi thủy ngân có thể đi vào cơ thể trong lúc hàn. Sau đó, khi họ ăn thức ăn, nhai gặm vật cứng hay bị chấn thương răng, thủy ngân có thể thoát ra lượng nhỏ từ vết hàn, đi vào trong cơ thể. Đặc biệt, trẻ em là đối tượng nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi hít phải hơi thủy ngân.

Nha Khoa OCARE từ lâu đã không còn sử dụng vật liệu trám răng Amalgam trong điều trị

Bên cạnh đó, việc dùng amalgam để hàn răng có thể ảnh hưởng xấu tới môi trường không khí, đất và nước. Hơi thủy ngân trong quá trình tạo ra hỗn hợp amalgam góp phần gây ra ô nhiễm không khí. Ngoài ra, chất thải chứa thủy ngân (bao gồm amalgam) nói chung rất phức tạp và khó xử lý, dễ gây ô nhiễm môi trường đất và nước nếu không được quản lý đúng quy định.

Nên sử dụng vật liệu thay thế nào để trám răng vừa đảm bảo được sức khoẻ mà vừa đảm bảo chất lượng điều trị?

Nhằm bảo vệ sức khỏe con người và môi trường khỏi tác động tiêu cực từ Thủy ngân, trước hết cần sử dụng một số loại vật liệu thay thế phổ biến không có thủy ngân như composite nha khoa, glass ionomer, compomer... Ngành nha khoa hiện nay rất phát triển, có rất nhiều vật liệu thay thế amalgam vừa an toàn mà đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

So sánh trám răng Amalgam và trám răng Composite

So sánh trám răng Amalgam và trám răng Composite

Để không bị ảnh hưởng của thủy ngân trong amalgam, trước hết cần nâng cao nhận thức của cả nha sĩ và người tiêu dùng về tác hại của loại vật liệu này, để họ loại bỏ dần amalgam. Người tiêu dùng cần trở thành những người tiêu dùng thông thái.

Các nha sĩ, người tư vấn nha khoa và các chuyên gia trị liệu nha khoa nên tư vấn người tiêu dùng lựa chọn sử dụng các vật liệu thay thế amalgam không chứa thủy ngân, đặc biệt đối với trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Nhìn chung, thủy ngân gây tác hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường. Mặc dù lượng thủy ngân được dùng để trộn amalgam không lớn, nhưng để tránh ảnh hưởng sức khỏe sau này cũng như bảo vệ môi trường, chúng ta nên thay thế dần dần, tiến tới không sử dụng hỗn hợp amalgam trong tương lai.

Thực hiện phụ lục A-II Công ước Minamata về Thủy ngân mà Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt ngày 23/6/2017; hưởng ứng lời kêu gọi của Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe cộng đồng và Phòng chống chấn thương (CCHIP), ngày 26/4/2018, tại Hội nghị Khoa học và Đào tạo liên tục ngành Răng Hàm Mặt lần thứ 6, diễn ra tại Vinh – Nghệ An, Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam đã thông qua khuyến cáo về việc chấm dứt sử dụng amalgam trong nha khoa, lộ trình từ nay tới 2020. Theo đó, Nha Khoa OCARE trở thành “Cơ sở Răng Hàm Mặt Không Amalgam”.
 Hỗ trợ - Tư vấn khách hàng

Nhấn gọi Gửi Email Inbox Đặt hẹn