Răng nướu thế nào thì được đánh giá là tốt?

Các tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn tốt hay không tốt, làm gì để luôn đảm bảo sức khỏe răng miệng cho bạn

Tiểu chuẩn răng nướu khỏe mạnh:

*Răng khỏe mạnh

Răng khỏe mạnh

- Không có các chân răng bị nhiễm trùng còn tồn tại trên cung hàm.

- Không có răng nào bị lung lay, nhiễm trùng hay bị đau nhức khi ăn nhai.

- Răng không bị sâu, không bị mòn ngót ở cổ răng, không bị ê buốt khi ăn nhai.

- Các răng mọc ngay ngắn trên cung hàm, không bị cản trở, không bị đau nhức khi ăn nhai.

- Các răng nếu đã bị sâu phải được trám tốt và khít sát vào mô răng, không bị đổi màu, không bị vắt thức ăn quanh miếng trám.

- Nếu có răng bị nhổ làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai, thẩm mỹ và phát âm thì các răng này phải được thay thế bằng các phục hình như răng nhựa tháo lắp, răng sứ, implant…

*Nướu và niêm mạc miệng lành mạnh:

Nướu khỏe mạnh

- Hơi thở không bị hôi.

- Nướu có màu hồng nhạt, không bị chảy máu và không bị đau khi ăn nhai.

 -Niêm mạc miệng không bị viêm loét, không bị đau mãn tính hay cấp tính.

- Nướu không bị sưng, không phập phều, không bị chảy máu, mủ khi ăn nhai.

 -Không có vôi răng, mảng bám đóng nhiều quanh cổ răng.

- Không có răng bị lung lay, các răng không bị trồi lên và dài ra do nướu bị tụt xuống làm lộ cổ răng và một phần chân răng.

 -Không có túi mủ, túi nha chu, làm nhồi nhét thức ăn.

Răng nướu không đạt yêu cầu:

*Tình trạng răng không tốt:

Răng không tốt cần được điều trị

- Vôi răng đóng nhiều ở cổ răng.

 Có một hay nhiều răng bị lung lay.

- Các răng bị mòn ngót ở cổ răng, gây ê buốt khi ăn hay ê buốt khi chải răng.

- Trên miệng còn chân răng bị nhiễm trùng chưa được điều trị.

- Răng có nhiều lỗ sâu chưa được trám, răng bị ê buốt khi ăn nhai.

- Các răng mọc lệch lạc trên cung hàm, gây cản trở, vướng cộm và đau nhức khi ăn nhai.

- Các miếng trám răng không còn bám dính tốt, bờ miếng trám bị hở, miếng trám bị đổi màu hay bị vắt thức ăn quanh miếng trám.

- Bị mất một hay nhiều răng làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và thẩm mỹ mà chưa được thay thế bằng các phục hình để duy trì chức năng thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

- Các phục hình, răng giả không còn khít sát và không còn chức năng về thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

*Nướu và niêm mạc miệng không đạt yêu cầu:

Bệnh viêm nướu khá phổ biến

- Nướu bị sưng đỏ, không còn màu hồng nhạt, nướu dễ chảy máu khi ăn nhai và khi chải răng.

- Miệng bị viêm loét, đau nhức mãn tính hay cấp tính.

- Hơi thở hôi. Ấn vào nướu thấy mềm, phập phều, có máu, mủ chảy ra.

- Có sự xuất hiện túi nha chu, nơi dễ nhồi nhét thức ăn và chứa nhiều vi khuẩn.

Làm gì để đảm bảo sức khỏe cho răng và nướu

1. Duy trì thói quen chải răng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng có Fluor.

2. Chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý có lợi cho cơ thể và cho răng nướu.

3. Hạn chế các thức ăn, thức uống có nhiều đường không có lợi cho sức khỏe nói chung và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

4. Súc miệng với dung dịch sát khuẩn thường xuyên giúp loại bỏ các nhóm vi khuẩn có hại trong môi trường miệng.

5. Khám răng miệng định kỳ 6 tháng 1 lần và điều trị sớm các bệnh răng miệng.

6. Cần đến nha si hoặc nha khoa uy tín để điều trị khi bạn có vấn đề về nha chu, răng không mọc lệch, sai khớp cắn, sâu răng....

theo suckhoedoisong.vn

 Để biết thông tin, tư vấn về răng miệng bạn có thể:

Nhấn gọi Gửi Email Inbox Đặt hẹn