Nướu quanh răng sưng đỏ ngày càng to và chảy máu là bệnh gì?

Em năm nay 18 tuổi, gần đây em thấy một vài răng bị sưng nướu, ngày càng to đánh răng có khi bị chảy máu, em nghe nói là bị viêm nướu phải không ạ, bác sĩ có thể tư vấn cho em cách ngăn ngừa và điều trị được không?

Chào bạn! 

Em năm nay 18 tuổi, gần đây em thấy một vài răng bị sưng nướu, ngày càng to đánh răng có khi bị chảy máu, em nghe nói là bị viêm nướu phải không ạ, bác sĩ có thể tư vấn cho em cách ngăn ngừa và điều trị được không?

Lan Anh, Q7, TPHCM

Chào Lan Anh,

Qua thông tin trong thư, bạn có thể bị viêm nướu. Đây là một bệnh lý phổ biến ở vùng miệng, tuy nhiên lại ít được quan tâm chú ý. Giai đoạn đầu viêm nướu, nướu thường sưng nề hơn là đau. Những dấu hiệu sớm của viêm nướu thường là nướu mềm, sưng hoặc chảy máu, thường thấy nhất là chảy máu khi đánh răng, khi soi gương bạn có thể thấy nướu có màu đỏ sẫm, giữa răng và nướu có những viền màu vàng sẫm hoặc màu nâu, đen (vôi răng).

viêm nướu sưng đỏ

Ai cũng có thể bị viêm nướu, trong đó nhất là khi vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Hằng ngày, sau khi ăn, thức ăn thừa, nước bọt và vi khuẩn tạo thành một lớp màng sinh học trên bề mặt răng, không màu hoặc màu trắng ngà, được gọi là mảng bám răng (bựa răng). 

Nếu không được vệ sinh thường xuyên, mảng bám bị vôi hóa trở thành vôi răng, màu sẫm dần theo thời gian. Các mảng bám tạo thuận nướu cho vi khuẩn tích tụ, sinh sôi phát triển rồi gây viêm nướu. Răng khểnh do cấu tạo dễ tạo thành các khe kẽ khiến thức ăn mắc lại, khó vệ sinh sạch sẽ nên hay bị mảng bám, viêm nướu

Bạn nên đến phòng khám răng để được xử lý kịp thời. Bệnh viêm nướu thường khỏi sau khi cạo vôi răng, loại bỏ các mảng bám răng. Viêm nướu nặng tiến triển thành viêm nha chu, phải điều trị bằng kháng sinh kết hợp với thủ thuật làm sạch các túi nướu. 

viêm nha chu 

Hậu quả viêm nha chu gây răng cho hàm răng của những người trưởng thành. 

Bên cạnh điều trị viêm nướu, bạn nên chú ý đến việc phòng bệnh. Trước tiên phải biết chải răng đúng cách, mỗi ngày 2-3 lần sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bạn nên chọn bàn chải có lông mềm, đầu tròn để không gây tổn thương nướu khi chải răng, to vừa phải để làm sạch được cả hàm răng. 

Thuốc đánh răng nên chọn loại có chứa fluor và có độ xút nhẹ. Khi chải răng, cần chải hết tất cả mặt trong, mặt ngoài, mặt nhai của răng. Dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ giữa hai răng. Khi các sợi nilon của bàn chải bị cong, hướng đổ ra xung quanh, hoặc các sợi bàn chải đã mất hết màu... thì phải thay bàn chải ngay. Cần định kỳ lấy vôi răng và kiểm tra răng miệng sáu tháng một lần để kịp thời phát hiện và chữa các bệnh răng nướu.

 Để biết thông tin, tư vấn về răng miệng bạn có thể:

Nhấn gọi Gửi Email Inbox Đặt hẹn