
- Trang chủ
- Chuyên mục
- Thông tin nha khoa
Mất răng 6 hay răng hàm lâu lăm có cắm implant được không?
Mất răng 6 lâu năm hoàn toàn có thể trồng implant được, trường hợp tiêu xương, tụt nướu bác sĩ cũng có thể ghép xương tái tạo nướu để thực hiện cấy ghép implant thành công.
Có không ít người bị mất răng 6 thậm từ rất sớm, thậm chí là nhiều răng trên cung hàm, nhưng không tiến hành trồng lại, mà vẫn tiếp tục ăn uống bằng những răng khác. Tuy nhiên, việc để trống răng càng lâu, càng kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm như ăn nhai khó khăn, tiêu xương hàm, hóp má, thậm chí là gây mất thêm nhiều răng hơn nữa. Vậy, với những trường hợp đã mất răng 6 lâu năm thì có trồng lại được không?
Nguyên nhân gây mất răng 6
Răng hàm số 6 là răng hàm vĩnh viễn lớn nhất, nằm ở vị trí thứ 6 tính từ răng cửa giữa thứ nhất ra sau. Răng mọc trong khoảng thời gian từ 5-7 tuổi, thường là năm 6 tuổi. Răng hàm số 6 có vai trò rất quan trọng trong bộ răng, là răng chìa khóa giữ ổn định cho khớp cắn và chịu lực ăn nhai chính.
Giai đoạn từ khi bắt đầu mọc răng số 6 đến khi mọc răng số 7 (12 Tuổi) là giai đoạn răng số 6 thường bị sâu sớm. Theo thời gian nguyên nhân gây mất răng hàm số 6 gồm:
– Sâu răng: Quá trình sâu răng diễn ra lâu ngày gây ra ăn mòn và phá hủy men răng, ngà răng, thân răng. Sâu răng có thể bắt đầu từ mặt nhai, mặt bên hoặc các hố rãnh giải phẫu.
– Viêm quanh răng: Quá trình viêm lợi, viêm quanh răng lâu ngày gây tụt lợi, tiêu xương quanh răng, làm cho chân răng bị yếu, lung lay. Nếu răng bị viêm hoặc lung lay quá nhiều bắt buộc sẽ phải nhổ bỏ.
Các yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm quanh răng gồm viêm lợi, cao răng, vệ sinh răng miệng kém, bệnh tiểu đường, thay đổi nội tiết tố, suy giảm miễn dịch, người nghiện rượu, hút thuốc lá.
– Gãy, vỡ nứt thân – chân răng: Tác động cơ học như chấn thương, va đập, cắn phải vật cứng quá mức vào răng có thể gây ra gãy vỡ, hỏng thân răng và chân răng. Ngoài ra, các răng bị mòn mất men răng quá mức cũng thường có nguy cơ bị vỡ rất cao khi ăn hoặc cắn đồ cứng. Có nhiều người có khớp cắn không chức năng hoắc bị nghiến răng, cũng dễ gây vỡ mẻ, nứt chân răng bất thường.
|
|